thiet-ke-thi-cong-san-vuon

THIẾT KẾ, THI CÔNG SÂN VƯỜN, HÒN NON BỘ, HỒ CÁ KOI

cá koi bị đỏ mình
Cá koi bị đỏ mình là sao? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh này

Những dấu hiệu nhận biết về cá koi đỏ mình

Cá koi bị đỏ mình

Cá koi bị đỏ mình

Đối với trường hợp cá koi bị đỏ mình thì dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó chính là trên da xuất hiện màu hồng, đồng thời lan dần ra toàn thân của cá. Không những vậy những con cá koi bị đỏ mình thường có biểu hiện chui đầu xuống, không bơi cùng đàn, lờ đờ hoặc núp góc. Dấu hiệu nhận biết đỏ mình ở cá koi thường  dấu hiệu đầu tiên đỏ dưới da thành từng vùng trên thân sau đó nặng hơn thì bơi lờ đờ , khép vây , bỏ ăn ,nằm đáy hồ hoặc tìm chỗ ẩn nấp. cuối cùng xù vẩy và chết nếu không phát hiện kịp thời .

Nguyên nhân khiến cho cá koi bị đỏ mình 

Cá koi đỏ mình có thể do nhiệt độ nước thay đổi đột ngột

Cá koi đỏ mình có thể do nhiệt độ nước thay đổi đột ngột

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cá koi bị đỏ mình, cụ thể như :

  • Có thể do sự thay đổi nhiệt độ của nước đột ngột, gây ra sự chênh lệch trong bể quá lớn, khiến cho cá không kịp thích ứng. Đặc biệt nếu như nước sông hồ có sự chênh lệch nhiệt độ lớn hơn 5 độ C thì có thể khiến cá bị chết. 

  • Cá koi bị đỏ mình cũng có thể là do khi bạn mua cá mới không thả theo quy trinh quen nhiệt độ, hòa nước để tránh sốc nhịêt và PH vào bể khiến cá bị sốc và hoảng sợ. Điều này cũng khiến cho cá không kịp thích nghi với độ pH có sẵn trong hồ. dẫn đến theo bản năng cá sẽ tiết nhớt trên bề mặt da làm giảm sức đề kháng đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh nấm khuẩn cơ hội trong môi trường nước phát triển vào cơ thể cá do giảm sức đề kháng .

  • Nếu trong quá trình bắt cá bạn sử dụng lực quá mạnh và các phản ứng lại dữ dội thì có thể gây ra sự tắc nghẽn mạch của cá. Sự tắc nghẽn này cũng có thể khiến cho cá đỏ mình đồng thời còn có thể là do cá ăn quá nhiều thức ăn dẫn đến tổn thương trong nội tạng. Những vấn đề về phân Hoặc do sử dụng những loại thuốc không đúng bệnh sẽ gây ra tác dụng phụ đối với cá. 

  • Cá koi bị đỏ mình cũng có thể là do bị nhiễm khuẩn từ những loại vi khuẩn gây hại trong cơ thể. 

  • Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác như chuyển mùa hoặc do vi rút cũng có thể khiến cá bị đỏ mình. …. 

Cách điều trị cá koi bị đỏ mình hiệu quả

Cách điều trị cá koi bị đỏ mình hiệu quả

Cách điều trị cá koi bị đỏ mình hiệu quả

Tùy vào từng nguyên nhân khiến cho cá koi bị đỏ mình mà chúng ta sẽ sử dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất.  

  • Nêu những nguyên nhân là do tắc nghẽn mạch thì chúng ta lên thêm 0,5 muối vào bể cá để cá có thể điều chỉnh là áp suất thẩm thấu. Tiếp theo hãy theo dõi trong 3-4 ngày để kiểm tra kết quả. 

  • Đối với những con cá mới mua về thì bạn nên cách ly để dưỡng cá, đồng thời diệt hết mầm bệnh trong cá khoảng 14 ngày. Nếu như thế cáu khỏe mạnh thì bạn mới đem thả vào hồ để tránh việc cá bị sốc nhiệt hoặc nhiễm khuẩn. 

  • Để dưỡng cá mới mua về cũng rất đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị thùng chứa có hệ thống lọc và sục khí Oxi sau đó pha nước muối 5kg trên 1000l + 1g tetra/100l nước. 

  • Khi bắt cá ra khỏi Hồ hoặc bể thì bạn cần thực hiện thật nhẹ nhàng.

  • trong trường hợp cá mới mang về chắc chắn nguồn an toàn, khỏe mạnh thì thả vào hồ không cần dưỡng riêng theo đúng quy trình quen nhiệt độ và hòa nước là được sau đó  đánh thuốc phòng nấm bệnh cho hồ , bổ sung vitamin c , hôm sau xả tràn hồ 10-20%nước hồ , theo dõi cho tới khi cá hoàn toàn bình thường thì cho ăn trở lại. 

  • Với trường hợp cá bị rối loạn do ăn quá nhiều thì bạn nên hạn chế và cho cá ăn ít lại để dần dần lấy lại sự cân bằng. 

Cách phòng ngừa bệnh cá koi đỏ mình

Phòng ngừa bằng cách chăm sóc cá đúng kỹ thuật

Phòng ngừa bằng cách chăm sóc cá đúng kỹ thuật

Bể cá koi không bị đỏ mình thì bạn cần phải quan tâm và chăm sóc cá koi thường xuyên. Đặc biệt bạn nên chú ý đến môi trường nước trong bể những loại cây cảnh và vi khuẩn có thể gây hại đánh cá. Đồng thời bạn cũng chỉ nên cho cá ăn ở mức phù hợp nhất, kết hợp với cách thức phòng bệnh phù hợp. 

Một số lưu ý quan trọng để đảm bảo chất lượng nước cho hồ cá bạn cần nhớ:

  • Độ pH phù hợp cho cá koi sống phù hợp nhất là từ 7 đến 7.5. Chính vì vậy người nuôi cần lưu ý  ngưỡng pH độ pH ổn định tránh việc thay đổi đột ngột. 

  • Nhiệt độ nước phù hợp từ 20 đến 32 độ C 

  • Hàm lượng oxy tối thiểu: 2,5mg/L. 

  • Khi thay nước thì bạn cần thay từ từ, không nên thay một lượng nước lớn sẽ dễ khiến cho cá bị sốc. Khoảng 2 ngày bạn lại thay 1/3 lượng nước cũ trong gồm một lần là được khi mới thả cá . 

  • Nước trước khi được bơm vào hồ thì cần phải qua xử lý Clo. Bên cạnh đó cần trang bị thêm vật liệu lọc cho hồ cá koi để loại bỏ được hết những cặn bẩn, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho cá. Nếu các bạn có điều kiện tài chính thì bạn có thể sử dụng hệ lọc Drum. 

Việc điều trị và phòng ngừa cá koi bị đỏ mình nhìn chung cũng khá đơn giản bởi nguyên nhân chủ yếu gây ra là do môi trường nước bị thay đổi hoặc do cách chăm sóc của bạn chưa đúng. Chính vì vậy bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn trên mà sanvuonviet chia sẻ. Hãy theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin liên quan đến chăm sóc cá koi. Nếu như muốn nhận tư vấn chi tiết hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 0979.094.968.